HÀM IF trong Excel

1- HÀM IF

Bài viết có thể bạn thích

MÔ TẢ về hàm IF trong EXCEL

IF – 1 hàm trong Excel chuyên dùng để kiểm tra các điều kiện logic, nó sẽ trả về giá trị tùy theo điều kiện logic bạn đưa ra

Cú pháp sử dụng trong Excel

IF(điều_kiện_kiểm_tra, Giá_trị_nếu_điều_kiện_đúng, Giá_trị_nếu_điều_kiện_sai)
Vài ví dụ về hàm IF (Mình sẽ lấy ví dụ liên quan đến các bạn kế toán nhé 😀 ):
  • =IF(A2>B2,”Vượt dự toán”,”OK”)
  • =IF(A4=500,B4-A4,””

Ví dụ thực hành sử dụng hàm if

Giả sử bạn có một bảng mẫu trong Excel như thế này chẳng hạn

Thực hành ví dụ về hàm IF


Bây giờ mình sẽ thử đưa ra một vài công thức ứng dụng hàm IF cho các bạn nhé:
Bạn gõ các công thức dùng hàm if sau vào ô bất kỳ ngoài vùng trên thì kết quả sẽ là gì? (Xem đáp án và lý giải ở cuối bài viết nhé 😀 ):
  • =IF(A2>B2;”Vượt dự toán”;”OK”).
  • =IF(A2 <B2;TRUE; IF(A3 >B3; “quá ngân sách”;”OK”)).
  • =IF(A4=500;B4-A4;””).
  • =IF(A2 <B2;TRUE; IF(A3 >B3; “quá ngân sách”; “OK”)).

Giải quyết các lỗi thường thấy khi dùng hàm If trong Excel

Khi sử dụng hàm IF  thì rất có thể bạn sẽ gặp các lỗi thường thấy sau. Mình sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục nó:
  • Ô hiển thị 0 (không): Do bạn chưa cho giá trị trả về sau khi kiểm tra điều kiện. Để giải quyết vấn đề này bạn chỉ cần thêm các đối số cho 2 thành phần “Giá_trị_nếu_điều_kiện_đúng, Giá_trị_nếu_điều_kiện_sai” là được.
  • Ô hiển thị #NAME? Khi hiển thị như này thì rất có thể bạn đã viết sai tên công thức ở đâu đó rồi. Hãy ấn F2 vào ô và kiểm tra thật ký nhé.

Những cách thực hành tốt nhất với hàm IF trong Excel

  • Dùng hàm IF trong hàm IF khác: có thể sử dụng tới 64 hàm IF lồng vào nhau để tạo thêm nhiều kiểm tra phức tạp. (Tất nhiên là nếu bạn muốn thế nhưng tôi khuyên không nên dùng quá 3 hàm IF vì sẽ rất rắc rối đấy 😀 )
  • Sử dụng hàm IF với các hàm khác: Hàm IF là hàm kiểm tra vậy nên nếu có thể kết hợp với các hàm khác để tính toán hay xử lý thì thật tuyệt vời phải không các bạn?

Đáp án phần thực hành Excel trong hàm IF

  • =IF(A2>B2;”Vượt dự toán”;”OK”). Đáp án là Vượt dự toán. Lý do thì quá đơn giản phải không nào? Vì A2>B2 nên sẽ trả về  giá trị TRUE tức là Vượt dự toán.
  •  =IF(A2 <B2;TRUE; IF(A3 >B3; “quá ngân sách”;”OK”)). Đáp án là OK. Vì sao ư? Đây là kiểu hàm IF lồng trong hàm IF. Hàm IF đầu tiên là sai. Do đó, câu lệnh IF thứ 2 được tính và vì nó cũng sai, nên kết quả là OK.
  • =IF(A4=500;B4-A4;””). Đáp án sẽ là 425. Vì A4 bằng 500, Chi phí Thực tế 500 được trừ đi từ Chi phí Dự đoán 925 để cho bạn biết bạn vượt quá ngân sách bao nhiêu. Kết quả là 425. Nếu A4 không bằng 500, khi đó văn bản trống (“”) sẽ được trả về.
  • =IF(A2 <B2;TRUE; IF(A3 >B3; “quá ngân sách”; “OK”)). Đáp án sẽ là OK. Hàm IF đầu tiên là sai. Do đó, câu lệnh IF thứ nhì được tính và vì nó cũng sai, nên kết quả là OK.

Bài tập luyện tập thực hành Excel với hàm IF

Các bạn vào đây để lấy file mẫu về thực hành luyện tập với hàm IF nhé. Cuối bài là video lời giải. Làm để xem khả năng của bạn đến đâu nhé.

BẠN CÓ THỂ XEM THÊM VỀ CÁCH SỬ DỤNG HÀM IF TẠI ĐÂY

Tham gia thảo luận tại fanpage : https://www.facebook.com/groups/1716543358373810/
Hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn nếu bạn thấy bổ ích nhé 😀


- Bài viết được chia sẽ trên trang www.tuhocexcel.net , Chia sẽ vui lòng ghi rõ nguồn gốc bài đăng.
- Group tham gia Tự Học Excel : https://www.facebook.com/groups/1716543358373810/

- Clip Tự học Excel - Xem tại đây : http://www.tuhocexcel.net/videos
- Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng mail về địa chỉ : tuhocexcel2018@gmail.com
hoặc liên hệ qua : http://www.tuhocexcel.net/p/lien-he-tu-hoc-excel.html